So sánh Finhay, infina, tikop - Clever Girls

Finhay, Infina và Tikop, nên chọn sản phẩm nào?

Chào mọi người, bài viết hôm nay mình sẽ so sánh 3 sản phẩm tài chính đang hot nhất trên thị trường hiện nay: Finhay, Infina và Tikop.

Về review từng sản phẩm, mình đã viết rất cụ thể trên website:

Trong bài viết này, mình chỉ nêu một số điểm tiêu biểu để so sánh 3 sản phẩm. Để mọi người dễ theo dõi, mình có làm một file hình ảnh so sánh theo từng hạng mục.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Như vậy có thể thấy, Finhay có lợi thế 3 năm trước 2 đơn vị Infina và Tikop.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Về Quỹ đầu tư, tại sao lại quan tâm đến quỹ đầu tư? Với mình các đơn vị trên là startup, và là startup thì các đơn vị cần vốn để hoạt động, tuyển người tài về làm và có thể đi lâu dài. Bên cạnh đó, một đơn vị được các quỹ đầu tư đầu tư vào đồng nghĩa các quỹ có đánh giá chuyên môn về sản phẩm, mô hình hoạt động và tiềm năng của Startup, chúng ta có thể dựa vào đó để có thêm góc nhìn về startup đó.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Nói thêm một tí về nhà đầu tư đồng sáng lập Acorn vào Finhay. Acorns là sản phẩm Fintech tương tự khá nổi ở Mỹ. Trong quá trình tìm hiểu thông tin trên trang nước ngoài, mình thấy khá nhiều bạn nhắc đến Arcons, mọi người có thể tham khảo thêm thông tin sản phẩm trên website.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Một startup bắt nguồn từ ý tưởng, mà ý tưởng muốn thành hiện thực thì phải có con người. Với mình Founder của một startup rất quan trọng, họ có phát triển được sản phẩm, gọi vốn, xây dựng được công ty, có chiến lược chiếm được thị trường hay không phụ thuộc vào founder và đội ngũ lãnh đạo.

Với Finhay, Founder Nghiêm Xuân Huy được nhắc khá nhiều trên truyền thông. Anh có background về tài chính, đi học ở Úc về, làm việc trong lĩnh vực tài chính và sau đó về Việt Nam và lập ra Finhay. COO của Finhay cũng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính.

Với Infina, Founder Jame Vuong có 6 năm làm CEO cho Lana Group, Lana Group có 2 project nổi tiếng là webtretho và beyeu, Jame còn có làm ở IDG Venture. CTO của Infina có kinh nghiệm làm việc cho Yahoo, và một số công ty tech bên Nhật Bản.

Với Tikop như trong bài Review về Tikop, Tikop là sản phẩm của công ty Techlab – công ty chuyên về công nghệ và các sản phẩm giải trí. Trên Website của Tikop thì mình chưa thấy thông tin về đội ngũ lãnh đạo.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Với mức vốn khởi điểm chỉ 50K có thể thấy Tikop và Finhay nhắm đến chính đối tượng sinh viên, những người có thể tham gia với số tiền nhàn rỗi nhỏ. Còn Infina bắt đầu với 500K, đâu đó đối tượng của Infina sẽ đứng tuổi hơn, first jobber.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Nói thêm một tý về thuyết đầu tư hiện đại Smart Porfolio của Harry Markowwitz, các bạn có thể google để tìm hiểu thêm về thuyết này để thiết lập danh mục đầu tư cho mình hoặc để hiểu hơn tại sao Finhay lại cho ra được các gói đầu tư của họ.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Ở Finhay và Tikop, dịch vụ chăm sóc khách hàng đều rất nhanh nhạy, nhiệt tình. Riêng với Infina thì mình nhắn tin chủ yếu qua kênh Zalo (đây là kênh làm việc của Infina với mình từ lúc là Real Stake) thì rất chậm nhận được phản hồi, có lúc chờ 1-2h sau hoặc có khi chờ nửa ngày sau.

So sánh Finhay, Tikop và Infina - Clever Girls

Nếu phải sắp xếp lựa chọn, mình sẽ lựa chọn Infina, sau đó đến Finhay và cuối cùng là Tikop.

Với sản phẩm tích lũy/tiết kiệm thì các sản phẩm rõ ràng, mình không có gì để nói thêm. Riêng với phần đầu tư, đây là chia sẻ của mình về 3 sản phẩm và tại sao mình lại có những đánh giá như vậy.

+ Infina cho mình nhiều sản phẩm đầu tư đa dạng trên 1 ứng dụng: Bất động sản, Chứng chỉ tiền gửi, Chứng chỉ quỹ, và cả tiết kiệm. Infina cũng làm đúng như tôn chỉ từ ban đầu (lúc còn là Real Stake) là giúp những người vốn nhỏ có thể tham gia vào cuộc chơi. Ví dụ như Bất động sản, không cần có vài tỷ, chỉ vài triệu đã có thể đầu tư, chứng chỉ tiền gửi thay vì có 100 triệu thì nay chỉ 500K có thể tham gia vào, chứng chỉ quỹ không cần phải đủ hạn mức 1 triệu, 2 triệu hay 20 triệu, chỉ cần 500K bạn cũng có thể đầu tư vào được. Infina còn cho bạn cảm giác đầu tư thực thụ, vì thực chất Infina chỉ cung cấp công cụ, còn việc đầu tư phải do chính bạn quyết định, bạn muốn đầu tư vào đâu bạn phải đi tìm hiểu từng kênh.

+ Finhay là một startup có nền tảng tài chính vững vàng. Danh mục smart portfolio của Finhay là sản phẩm đầu tư rất tốt cho những bạn sinh viên, những người chưa biết và không quan tâm đến đầu tư nhưng vẫn muốn xây dựng tài chính cá nhân. Có thể nói Finhay được coi là người “dìu dắt” các bạn trẻ trên con đường tài chính, các bạn không biết gì, thì các bạn bỏ tiền vào Finhay và để các chuyên gia của Finhay lo. Các sản phẩm của Finhay cho mình thấy sự chắc chắn và rõ ràng, Vấn đề duy nhất của Finhay hiện nay có thể thấy là khoản phí khá cao. Ngoài ra, cảm nhận cá nhân của mình là nếu đầu tư vào Finhay, bạn không có thể học hoặc tìm hiểu thêm về đầu tư. Vì căn bản các gói đầu tư này đã được Finhay mặc định, bạn bỏ tiền vào và tới tháng tới kỳ thì nhận tiền lãi, bạn sẽ không có cơ hội và động lực để tìm hiểu về các kênh đầu tư khác như chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi, hay bất động sản. Bản thân mình nghĩ để xây dựng tài chính cá nhân, các bạn cần phải tìm hiểu và có những trải nghiệm thực tế với các kênh này để từ đó có được lựa chọn tốt nhất cho mình. Đây cũng là lý do chính mình ngưng xài Finhay.

+ Tikop theo những thông tin từ đầu bài đến giờ các bạn cũng có thể nhận ra Tikop có phần kém ưu thế hơn so với 2 sản phẩm kia. Ở đây bàn về sản phẩm đầu tư mới của Tikop, mình có một số nhận xét nhanh như sau: Đầu tiên, sản phẩm mặc định các tỷ lệ % phân bổ theo khẩu vị rủi ro do team Tikop xây. Các bạn có thể tùy chỉnh % này. Cảm nhận cá nhân mình là sản phẩm đầu tư này hơi rối. Vì một số lý do sau: Thứ nhất, Tikop có danh sách khá nhiều quỹ, thông tin các quỹ trên Ứng dụng sẽ chưa được đầy đủ và rõ ràng (bạn có thể so sánh với thông tin quỹ trên Infina có % tăng trưởng, giá, thời gian giao dịch, hoặc thông tin trên Finhay với các hạng mục mà quỹ này đầu tư vào). Thứ hai, % phân bổ này là như thế nào, do team Tikop tự xây lên? Dẫn đến chuyện mình lại hơi lấn cấn vì việc team Tikop không có based từ tài chính, nếu như bạn so sánh với Finhay họ làm một sản phẩm smart porfolio dựa trên cấu trúc Smart Porfolio của Harry Markowitz (người được giải Nobel kinh tế) để xây nên danh mục đầu tư hiệu quả (cá nhân mình cho rằng do Finhay là người làm trong ngành tài chính nên sản phẩm của họ rất chắc tay). Thứ ba, Tikop hướng đến những bạn sinh viên vốn nhỏ lẻ, nhưng để đầu tư các bạn có hai lựa chọn, hoặc là theo danh mục Tikop xây (lại phải quay về vấn đề thứ 2, chưa được giải quyết), hoặc là tự mình lựa chọn % đầu tư (lại quay về vấn đề thứ 1, chưa đủ thông tin) và để các bạn tự đầu tư và tìm hiểu vào danh mục quỹ khá nhiều của Tikop cộng với phân bổ % vào các quỹ nên như thế nào là hợp lý. Mình thấy đây là điều khá khó cho những bạn mới, đặc biệt là sinh viên. Đó là lý do mình xếp Tikop ở sau cùng trong 3 sản phẩm.

Mình muốn nói rõ, bản thân mình vẫn đánh giá cao 3 sản phẩm fintech này, và mình nghĩ các đơn vị họ cần thời gian để điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm. Và user là những người dùng như chúng ta sẽ hưởng được rất nhiều lợi ích từ các sản phẩm của họ.

Trên đây là những so sánh, chia sẻ của mình về 3 sản phẩm Fintech này, mọi người đã sử dụng sản phẩm thì chia sẻ với mình ở comment bên dưới nhé!

✅Mọi người tài Infina từ link này để nhận được 30K trong tài khoản nhé: https://app.infina.vn/qT2n

✅Với app Tikop, mọi người nhập mã giới thiệu: MZL70T nhé!

✅ Với App Finhay mọi người tải link: https://finhay.com.vn/invite/5GpI82

Love

Leave a Reply