5 sai lầm tài chính tuôi 20 (NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH)

Mình gọi bài này là phút hối lỗi muộn màng vì tất nhiên những sai lầm tài chính tuổi 20 đã làm rồi thì không thể gỡ lại được. Tuy nhiên hy vọng chia sẻ ở đây thì mọi người nếu chưa hoặc chuẩn bị phạm phải thì có cơ hội rút sợ dây kinh nghiệm. 

1. Không có tài khoản tiết kiệm

Mình biết nghe tưởng đơn giản nhưng thực tế là cách đây 2 năm mình mới có tài khoản tiết kiệm, rất muộn màng. Việc không có tài khoản tiết kiệm đã đưa mình đến với những hoàn cảnh trớ trêu mà mình chắc chắn không muốn trải nghiệm lại một lần nào nữa (sẽ sớm chia sẻ với mọi người). Vậy nên điều đầu tiên mình khuyến khích bạn làm là mở ngay tài khoản tiết kiệm bất chấp hoàn cảnh hiện tại của bạn như thế nào (có việc, thất nghiệp, nợ nần, không xu dính túi, sinh viên…). Bạn có thể tham khảo bài viết Làm sao để có tiền tiết kiệm khi đang thất nghiệp hoặc không một xu dính túi 

2. Tiêu xài vô tội vạ không quản lý tài chính tuổi 20

Vâng, đây là tài chính tuổi 20 của mình, không có tiền và không có định hướng. Mục tiêu lớn của mình những năm này chỉ là để dành tiền đi du lịch, thích gì thì mua sắm nấy. Vâng đây là những năm mà mình đổ tiền vào quần áo, dưỡng da, spa nhiều và phí phạm nhất. Đặc biệt là khoản chăm sóc cho da mặt. Bạn có thể xem thêm bài Tiền dưỡng da mặt bằng tiền mua nhà để hiểu được khoản tiền phung phí của mình. 

Tất nhiên chỉ 1-2 năm sau mình đã phải trả giá vì trạng thái không ổn định trong cuộc sống hiện tại. 

3. Đi du lịch theo hứng, không cân nhắc tài chính tuổi 20

Khoan hãy bật chế độ phản công khi nói rằng đi du lịch tốt này tốt kia. Ở đây ý mình muốn nói là mục tiêu cuộc đời mình lúc đó chỉ là kiếm tiền đi du lịch. Và những khoản tiền này tổng cộng lại không hề nhỏ, nếu không muốn nói gần gấp đôi khoản tiền dưỡng da mặt ở trên.

Nếu mình quay lại những năm 20s mình sẽ có những thay đổi như sau: Vẫn có kế hoạch đi du lịch, nhưng tính toán và cân chỉnh tiền bạc một cách hợp lý. Lập một quỹ tiết kiệm riêng cho mục tiêu du lịch trong năm và sau đó tiết kiệm dần. Nếu lời rủ rê của bạn bè có hấp dẫn đến đâu thì cũng hãy tỉnh táo với ngân sách và kế hoạch tài chính của mình. 

4. Không để ý đến các quyết định đầu tư

Lỗi lớn nhất của những người trẻ là suy nghĩ ngắn hạn, nói đúng ra là suy nghĩ của mình lúc còn trẻ. Mình gạt đi nhanh chóng những gợi ý về mua nhà, đầu tư chứng khoán, hùn tiền vào làm gì đó để có thêm thu nhập. Tất cả những gì mình làm là hài lòng với công việc và mức lương hiện tại. Cuối tuần có thời gian rảnh thì đọc sách, chơi bời thậm chí tệ hơn là mua sắm. Nói chung mình không có suy nghi gì nghiêm túc về việc đầu tư hay tài chính. 

Nhìn lại tài chính tuổi 20 của bạn sẽ bớt lạc lối hơn nếu bạn có những mục tiêu cụ thể. Ví dụ như: sau khi tìm hiểu thì thấy sở hữu 1 căn nhà đáng để cố gắng và cho bạn một con số cụ thể. Đầu tư vào đâu để có được nguồn thu nhập thụ động ổn định nhằm phục vụ mục tiêu không muốn làm gì vẫn có tiền của mình. Tìm hiểu để xem các nguồn tiền mình nên bỏ vào đâu để đa dạng hóa nguồn thu. 

Mình đã viết bài về Bắt đầu đầu tư chứng khoán như thế nào? 

Mình sẽ sớm viết bài về Bắt đầu đầu tư Bất động sản như thế nào? 

Và Bắt đầu đầu tư vào Bitcoin như thế nào? 

5. Không có kế hoạch backup

Đây là lỗi không thể thứ tha khi luôn nghĩ rằng cuộc đời màu hồng sẽ luôn diễn ra. Tất nhiên, cuộc đời sẽ sớm đập vào mặt bạn những cú tát trời giáng để bạn tỉnh ngộ. Kế hoạch backup cho bản thân bao gồm những điểm như sau:

A.Không mở tài khoản khẩn cấp

Ở đây mình nhắc lại tài khoản khẩn cấp không phải tài khoản thiết kiệm nhé. Bạn có thể tham khảo thêm về tài khoản khẩn cấp ở trong bài Tài khoản khẩn cấp là gì? Tại sao phải cần có tài khoản khẩn cấp. 

B.Nghỉ việc khi chưa có công việc backup

Tất nhiên việc nếu bạn có chuẩn bị kỹ càng tiền để sống (tài khoản khẩn cấp) thì không có gì phải bàn. Nhưng nếu chưa có gì hết mà đùng đoàng xin nghỉ thì hãy cẩn thận, vì những ngày tiếp theo sẽ không vui vẻ gì đâu.

Bạn đón đọc bài Những lý do nghỉ việc nhảm ruồi và nghỉ việc sao cho khôn ngoan? nhé.

C.Không mua bảo hiểm 

Ngoài chuyện không mua bảo hiểm y tế khi thất nghiệp mà mình có nhắc trong bài viết Làm sao để thất nghiệp dài ngày không áp lực thì mình còn muốn nói đến bảo hiểm nhân thọ. Lý do vì sao mua bảo hiểm nhân thọ thì trước tiên hết là để đảm bảo những trường hợp bất trắc không ngờ đến. Mình sẽ sớm viết bài về Tại sao lại mua bảo hiểm nhân thọ? Nên mua bảo hiểm nhân thọ của hãng nào, gói nào?

Trên đây là những đầu mục lớn cho 5 quyết định tài chính sai lầm của bản thân.

Còn bạn thì sao, có trải nghiệm nào về những quyết định tài chính sai lầm muốn chia sẻ, comment với Clever Girls ở bên dưới nhé!

Love!

Leave a Reply