chọn ngành nào khi không biết mình thích gì

CHỌN NGÀNH NÀO KHI KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ?

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ về nội dung hướng nghiệp cho các bạn trẻ.

Vì đây là series hướng nghiệp dành cho các bạn trẻ trong cả 3 season 9 bài viết như mình có chia sẻ trên Fanpage thì tất cả nội dung đi theo một mạch liền với nhau và mình khuyến khích các bạn theo dõi các bài viết theo đúng thứ tự.

Điều thứ hai mình muốn chia sẻ là những chia sẻ sau đây dựa vào quan điểm và trải nghiệm cá nhân của mình, và quan điểm của mình thì hơi khác với số đông, nên nếu các bạn vào kênh mà các bạn cảm thấy không phù hợp với quan điểm của các bạn thì các bạn bỏ qua, các bạn không để lại những comment bất lịch sự hoặc tiêu cực ở đây. Trên kênh này, mình muốn giữ mọi thứ tích cực, xây dựng chia sẻ cùng nhau tiến bộ.

Điều thứ 3, mình hy vọng các các bạn lắng nghe thật kỹ lời mình nói, suy ngẫm làm theo cũng được không làm theo cũng không sao, nhưng ít nhất đã dành 10 phút ngồi lại với nhau đừng để nó trôi tụt. Đặc biệt bài viết này dành cho các bạn còn rất trẻ trong khoản tuổi 15-18 tuổi và bài viết khép lại cũng là bài viết dành cho các các bạn với chủ đề về đại học.

Bài viết sẽ có 2 phần:

Phần 1 là những phần chuẩn bị về tinh thần, những quan điểm sai lầm khi chọn nghề, để thay đổi tư duy cách tiếp cận trong việc lựa chọn ngành học.

Phần 2 là một đoạn nói chuyện thực tế giữa mình và cháu mình – 17 tuổi về việc lựa chọn ngành để thi đại học.

Phần 1: Những điều cần chuẩn bị để chọn ngành học đúng

Trước tiên hết mình thông báo cho tụi các bạn một điều là tụi các bạn phải mìnhu trách nhiệm với cuộc đời của các bạn, và thậm chí từ lúc học cấp 2, cấp 3 tụi các bạn nhìn lại để thấy một điều những điều các bạn làm năm cấp 2 nó đặt nền móng cho năm cấp 3 và tiếp tục như vậy với đại học, và con đường đi làm. Vậy nên ngồi nghiêm túc lại nghe mình nói, không chờ đợi hay đổ lỗi TẠI, BỞI, VÌ ai cả, vì đổ lỗi cho ai thì cuối cùng cũng chỉ có các bạn với cuộc đời tụi các bạn thôi. Vậy nên bây giờ hãy đứng lên với tâm thế chủ động là tôi mìnhu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc đời của tôi. Mà tôi muốn sống cuộc đời như tôi mơ ước nên tôi sẽ tính toán, suy nghĩ và đặt tâm sức vào những thứ để tôi sống được cuộc đời tôi muốn. Chứ không phải phí phạm tâm sức thời gian vào những việc tiêu khiển không đáng.

Chuyện thứ 2 là đừng bao giờ nghĩ rằng mình phải biết tất cả, tuổi trẻ có cái là không biết gì những nghĩ/hoặc áp đặt là mình phải biết tất cả. Tụi các bạn có nhiều năm dài phía trước để khám phá mà. Đừng có bây giờ mình không biết mình thích gì là nguy rồi, sao chán nản quá, mình không biết làm gì rồi lơ ngơ láo ngáo lên đọc mấy trang báo mạng, hoặc lướt tiktok rồi follow theo những thông tin selfhelp, ru ngủ mà không làm gì cả.

Ở đây nghe mình chia sẻ 2 điều, điều đầu tiên, tụi các bạn chưa thử nghiệm nhiều thì sao các bạn biết các bạn thích gì? ở VN chỉ có học ở trường thôi, còn ít khi các các bạn ở cấp 3 có cơ hội khám phá nhiều thứ thực tiễn. Nếu tụi các bạn có va chạm, khám phá nhiều thứ thì may mắn mới tìm thấy công việc mình thích nhiều rồi dành nhiều thời gian cho nó từ đó mới ra được thứ mình thích và làm giỏi. Các bạn nào cấp 2 đang đọc bài viết này thì tranh thủ ngoài thời gian học, lát nữa làm theo những hướng dẫn của mình thử sớm để có thể rút ngắn thời gian.

Nếu không tìm ra được thì sao? Không sao cả, vì có khi các bạn còn chưa biết sự tồn tại của nó, nhưng phải thử rất nhiều mới ra. Năm mình học cấp 3 mình học chuyên toán, mình có nghĩ ngày nào đó mình làm người viết? Mình còn không biết người ta có thể viết để kiếm tiền và không phải là nhà văn. Quan trọng là phải cố gắng suy nghĩ, thử nghiệm có đo lường.

Điều thứ 3 là cuộc đời này nó không phải là các bạn thấy mục tiêu rồi, biết mình thích gì rồi thế là các bạn chạy một mạch từ A là đến B, như trong phim làm đoàng một phát là đến đích, không phải như vậy. Tụi các bạn tưởng tượng như tụi các bạn làm bài tập kiểm tra, tụi các bạn có bài kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, cuối kỳ chính những kết quả nhỏ như vậy làm nên kết quả cuối cùng của một cái đích của các bạn. Tương tự như vậy nếu các bạn muốn làm được điều gì đó, không phải đì đoàng là được ngay, không được là chán nản rồi nghĩ chắc không thích cái này. Tụi các bạn cứ vượt qua từng thử thách, làm tốt từng thử thách, nếu fail ở thử thách này thì tiếp thử thách sau gỡ lại, miễn là tụi các bạn vẫn cứ tiếp tục với 1 mục tiêu, đừng có môn nào tụi các bạn cũng vào làm bài kiểm tra 15 phút, xong thấy kết quả không ra gì rồi lại từ bỏ, như vậy cuối cùng tụi các bạn không đi đến đâu. Và nhớ lời mình nói, nhớ rất kỹ, càng về sau, càng lớn tuổi, thì tụi các bạn càng khó có cơ hội để được tham gia bài thi và mức độ sức lực trí tuệ, cơ hôi lại càng giảm. Vậy nên hãy lựa chọn tỉnh táo và khôn ngoan ngay từ đầu.

Hãy thực tế, quan điểm của mình luôn luôn phải thành thực với bản thân. Đừng bao giờ trả lời sáo rỗng, trả lời sách vở. Khi các bạn làm điều số 1 vẽ ra cuộc đời mình muốn là phải hình dung ra cuộc đời mình muốn một cách mà các bạn tin rằng đó là các bạn của 10 năm nữa, chứ không phải để cho vui.

Cái thứ hai khi quyết định một điểm nào đó thì cố gắng theo nó đến một thành tựu, một mức độ nào đó rồi từ bỏ, đừng chưa gì hết mới fail bài kiểm tra miệng là muốn bỏ luôn những bài kế tiếp. Vì mình nói thẳng nếu như vậy các bạn sẽ chẳng đi đến đâu được hết. 2 bài viết tuần sau mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn.

Cái thứ ba là tìm nguồn nghe lời khuyên như thế nào đi nữa mà nếu các bạn không có hành động thì cũng như không. Hôm nay các bạn nghe mình nói 10-20 phút nhưng rồi tụi các bạn không làm thì cũng rất khó để thay đổi, rồi tới lúc học đại học, hay ra trường tụi các bạn sẽ tiếp tục hoang mang, lại không biết làm gì vì không biết mình thích gì.

Chừng đó thôi là bài tập cho tụi các bạn suy nghĩ.

Phần 2: Cuộc trò chuyện với một bạn 17 tuổi

Bây giờ là một câu chuyện thực tế về chuyện mình trả lời câu hỏi của cháu mình về việc chọn ngành học như thế nào.

Cháu mình 17 tuổi lớp 11, học lực trung bình không có gì nổi trội, lại ở vùng quê, không được tiếp cận nhiều cơ hội như các bạn ở thành phố. Mỗi năm mình chỉ về quê một lần thì mình có hỏi là sắp 12 thi đại học rồi, có định hướng thi trường nào, ngành nào không?

Như một câu trả lời kinh điển của các bạn trẻ trả lời sách vở, và đối phó, con muốn làm du lịch hướng dẫn viên du lịch.

Mình hỏi: Có biết Covid là gì không? có thấy bao nhiêu công ty du lịch phá sản không biết bao giờ mới hoạt động lại, các nước không biết bao giờ mới đi du lịch. Vậy mà lựa chọn ngành đó?

Sau 5 phút suy nghĩ lại thì trả lời mình Con chọn ngành nhà hàng khách sạn.

Mình sang chấn 5 phút và hỏi lại: Có biết ngành đó làm gì không? Hay thấy phim Hàn quốc mặc đồ đẹp đi ra đi vào rồi nghe cái tên hay trả lời cho có? Rồi có thấy ngành nhà hàng khách sạn liên quan trực tiếp đến ngành du lịch không? con có suy nghĩ đây là công việc của con chứ không phải chuyện con trả lời hay ho với dì là được?

Thì kế đến là hai bài tập mình giao cho cháu mình bài tập thứ nhất liên quan đến chọn ngành và việc thứ hai liên quan đến chuẩn bị tài chính.

Đầu tiên với việc chọn ngành, đây chính xác là điều mình bảo cháu mình làm

Đâu tiên mình mở trang tìm việc là VietnamWork và CareerBuilder lên cho các bạn tham khảo. Có một điều mình thấy rất buồn cười, hướng nghiệp nhưng ít người dựa vào thực tế thị trường công việc ngoài kia để tìm hiểu, mà lại đi đọc những bài báo vô thưởng vô phạt hoặc theo người người người kia. Quan điểm của mình là như thế này, muốn hiểu công việc đó một cách thực tế nhất thì phải lên những trang này xcác bạn thực tế công việc mà mình nghĩ là mình sẽ làm là làm gì? Họ cần gì? Và quan trọng hơn là họ trả bảo nhiêu tiền. LÁt nữa vụ tiền bạc mình sẽ nói sau.

Đầu tiên cháu mình gõ vào các công việc như du lịch, hay nhà hàng khách sạn thì thấy 0 một công việc nào ở vị trí này. Kinh khủng không các bạn. Mình bảo cháu mình là có muốn tốn thời gian và tiền bạc suốt 4 năm để làm công việc mà cuối cùng không ai tuyển? Có suy nghĩ đến việc đó chưa?

Sau đó mình giao bài tập thứ nhất, ở bài viết này sẽ có 2 bài tập thực hành mà mình bắt buộc cháu mình phải làm.

Bài tập 1

Bài thứ nhất là tìm hiểu tất cả các ngành, lọc ra vài ngành mà cháu có cảm giác phù hợp với tính cách hoặc năng lực của mình. Sau đó phải tìm hiểu thật kỹ công việc đó làm gì và nó đòi hỏi những gì. Sau đó tìm hiểu tiếp cho mình là những trường nào đang dạy về ngành đó, và sắp xếp theo thứ tự từ trường tốt nhất đến giảm dần.

Và phải trả lời cho mình vanh vách, tức hình dung ra được công việc, trường đó chứ không phải học vẹt.

Bài tập này sẽ được tốt hơn nếu sử dụng google tìm kiếm thêm nhiều thông tin nữa ngoài chỉ các thông tin trên các trang tuyển dụng.

Ngoài ra ở bài tập này mình có nâng cấp một tí bằng một câu hỏi để cháu mình suy nghĩ.

Mình cho cháu mình thấy một công việc với mức lương cao hơn rất nhiều, và mình hỏi với cùng thời gian như nhau, bây giờ không biết mình thích gì, nhưng chắc chắn ai cũng thích tiền rồi, tại sao không dùng thời gian đó để cố gắng học tập cho tương lai có được công việc mà mình được trả lương cao hơn nhiều lần.

Với những bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, mình giới thiệu các bạn một trang rất nổi trong cộng đồng tự do tài chính là Four Pillar, anh này chia sẻ lúc đó không biết thích gì, nên anh research coi công việc nào được trả lương cao nhất thể là anh làm công việc đó, và giờ khi đạt được tự do tài chính, anh thỏa mái làm công việc anh thích.

Bài tập 2

Bài tập thứ 2 liên quan đến tài chính.

Mình muốn cháu mình bắt đầu nghĩ đến tài chính ngay từ lúc này bằng việc tích lũy, mình yêu cầu lúc thi đại học bạn phải có được một khoản tài sản là 10 triệu và lúc đó cũng là lúc bạn đủ tuổi để mở thẻ ngân hàng, mở các tài khoản của các kênh đầu tư, lúc đó 10 triệu này sẽ cho bạn nhiều lợi thế. Phản ứng đầu tiên của cháu mình là ôi biết làm gì ra 10 triệu.

Và mình lấy máy tính chia cho cháu mình như sau

Một năm có 365 ngày, từ này đến lúc thi đại học là 2 năm tức là 365*2 = 730, lấy như vậy 1 ngày cần có 13,698. 1 ngày con có thể tiết kiệm được 13K không? hoàn toàn có thể đúng không? nếu chưa biết làm sao thì tự nghĩ cách đi.

Như vậy mình có 2 bài tập về nhà

  1. Tìm hiểu các kênh tuyển dụng, tìm hiểu nghề, xcác bạn mỗi nghề nó làm gì?
  2. Tiết kiệm tiền để khi đủ tuổi và có cơ hội khám phá nhiều hơn thì mình có một khoản trong tay.

Hy vọng những chia sẻ này giúp các bạn có hình dung rõ ràng hơn về việc phải làm gì khi đứng trước lựa chọn ngành.

Leave a Reply